UEED tham dự Hội thảo Khoa học “Chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp phát triển bền vững bộ phận kết nối doanh nghiệp tại các cơ quan giáo dục chuyên nghiệp”
Vào ngày 21/07/2020, trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Khoa học “Chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp phát triển bền vững bộ phận kết nối doanh nghiệp tại các cơ quan giáo dục chuyên nghiệp”.
Đại diện bên phía Liên hiệp Phát triển Kinh tế và Giáo dục (UEED) là Phó Chủ tịch thường trực Nguyễn Tấn Huy.
Vào ngày 23 tháng 12 năm 2019 khi Báo cáo của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp về Công tác tăng cường gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp năm 2019 và nhiệm vụ, giải pháp hoạt động năm 2020 được công bố đã nêu ra một số khó khăn còn tồn tại như là “Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa thiết lập được bộ phận chuyên quan hệ với doanh nghiệp để tạo sự chủ động trong mối quan hệ cung cầu lao động qua đào tạo nghề nghiệp”, bộ phận kết nối doanh nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được thành lập nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc hợp tác với các doanh nghiệp.
Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội cũng đã ban hành dự thảo Thông tư về Danh mục ngành, nghề sử dụng lao động đã qua đào tạo. Theo đó những người lao động đã qua đào tạo mới được doanh nghiệp tuyển dụng. Vì thế việc gắn kết của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, càn thiết, để có định hướng phát triển hiệu quả, bền vững.
Tại buổi hội thảo, vấn đề đầu tiên được các cử tọa và khách mời tham gia đàm luận chính là nhiệm vụ và giải pháp kết nối doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Nội dung trao đổi nhấn mạnh cần phải đánh giá năng lực, nguồn nhân lực và cơ hội phát huy thế mạnh và cải thiện điểm yếu kém một cách khách quan. Trường Đại học cùng phối hợp với các khoa chuyên môn trong việc kết nối với cựu sinh viên đang làm trong các cơ quan doanh nghiệp để tạo dựng cơ hội kết nối giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và với doanh nghiệp trong việc thiết lập mối quan hệ với nhau. Bởi vì việc duy trì mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp là yếu tố cần thiết trong việc giải quyết đầu ra cho nguồn nhân lực được đào tạo.
Hiện nay, nhiều sinh viên khi mới ra trường vẫn còn rất mơ hồ trong định hướng công việc. Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp được thiết lập như là sự bảo trợ về giáo dục cũng như sinh viên khi ra trường. Phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc nhận định, đánh giá và tư vấn cho sinh viên đi kiến tập, thực tập trong các doanh nghiệp như là hành trang cho sinh viên sau này. Theo đó, nhà trường cùng doanh nghiệp xây dựng chương trình học để bám sát cho việc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Mặt khác, sinh viên từ các trường Đại học khi tham gia thực tập tại các cơ sở doanh nghiệp nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn. Thông thường, kiến thức sinh viên được học thường chưa biết áp dụng vào môi trường làm việc. Lịch thực tập đôi khi lại trùng lịch học trên trường, làm cho sinh viên lúng túng trong việc sắp xếp thời gian. Ngoài ra, tác phong và phong cách làm việc của sinh viên chưa chuyên nghiệp trong môi trường của doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả công việc chưa được cao.
Đối với các doanh nghiệp hiện nay thì bài toán nhân sự vẫn là nỗi lo chưa được giải quyết. Khi mà nhân sự thì có nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chấp nhận đào tạo lại từ đầu nhưng thời gian và công sức làm cho các hoạt động của doanh nghiệp phải kéo dài tiến độ. Hiện nay, về phía các trường Đại học nhà nước cũng khó khăn trong việc mời doanh nghiệp để giảng dạy cho sinh viên để sinh viên có thể định hình được môi trường công sở là như thế nào? Nhiều ứng dụng của công nghệ hiện nay vẫn chưa sử dụng trong môi trường Đại học, đơn cử như hóa đơn điện tử cơ sở giáo dục nhà nước chưa được áp dụng và thực hành. Nhiều sinh viên vẫn còn lúng túng và chưa thành thạo trong việc sử dụng Excel.
Leave a Comment