UEED chia sẻ kỹ năng Khởi nghiệp cho sinh viên và người trẻ
Tiến sĩ Lê Thái Bình, Chủ tịch hội đồng giảng viên UEED đã thực hiện nhiều chương trình, diễn đàn chia sẻ bổ ích về Kỹ năng khởi nghiệp và phương pháp học tập hiệu quả thời kỳ hội nhập dành cho các bạn sinh viên, người trẻ các trường ĐH trên địa bàn TP.HCM thời gian vừa qua, trong thời điểm KHỞI NGHIỆP đang là xu thế, hướng đi của nhiều thanh niên có đam mê và mong muốn khẳng định bản thân của mình.
Là người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hướng dẫn, đào tạo và dẫn dắt kỹ năng sống, kỹ năng sư phạm và khởi nghiệp, kinh doanh cho nhiều tầng lớp, đối tượng trong xã hội, Tiến sĩ Lê Thái Bình nhận định việc sinh viên, người trẻ có đam mê, nhiệt huyết theo đuổi giấc mơ của mình là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên người trẻ bên cạnh thời gian, tinh thần phấn đấu hết mình thì vẫn còn đó những thiếu sót về kỹ năng, về sự chuẩn bị các nghiệp vụ và thái độ cho KHỞI NGHIỆP một cách đúng đắn.
Lựa chọn thời điểm Khởi nghiệp
Tiến sĩ Lê Thái Bình chia sẻ, người trẻ, nhất là các bạn sinh viên dễ bị kích thích bởi những cái mới mẻ, thành công to lớn và mong muốn nhanh chóng bắt tay vào làm việc ngay, thực hiện ý tưởng của mình. Do đa phần các bạn vẫn đang là sinh viên nên thường hoạt động các bạn chọn sẽ thiên về các mảng dịch vụ buôn bán online, giao đồ, vận chuyển hoặc bán sản phẩm tại địa phương của mình. Đây là nơi được xem như dễ bắt đầu và gần như có thể bắt đầu tập tành các bước đầu của kinh doanh.
Điểm bất cập đầu tiên là vì các bạn sinh viên còn nhiều hoạt động, công việc việc như bảo đảm kết quà học tập, ngoại khóa, v.v nên thời gian cân bằng cho chuyện khởi nghiệp là điều chưa được chú ý nhiều. Việc tính toán, tìm khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, kênh phân phối, làm bảng đánh giá nghiên cứu thị trường đòi hỏi đầu tư công sức và thời gian. Chưa kể đây là những bước đầu tiên, chưa chắc đã đem lại hiệu quả ngay, có thể khiến nhiều bạn cảm thấy tự ti, hụt hẫng và dễ sa sút tinh thần, chán nản. Nhiều bạn trẻ dễ sa vào tâm lý kiếm tiền càng nhiều càng tốt thay vì coi đây là cơ hội học hỏi kinh nghiệm cho bản thân về sau.
Có nhiều trường hợp do kinh doanh thất bại, các bạn trẻ phải đi làm thêm để trả trả nợ, không đảm bảo được kết quả học tập, điểm số không đủ, lại phải thi lại, học lại, tạo thành một vòng luẩn quẩn từ khi bắt đầu khởi nghiệp. Đây là kinh nghiệm xương máu cho bất kì ai khi bước chân vào dự định khởi nghiệp. Tiến sĩ Lê Thái Bình nhấn mạnh, Khởi nghiệp là hoạt động dành cho bất kì ai, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay lĩnh vực, nhưng kinh nghiệm và sự chuẩn bị là điều tối quan trọng và là yếu tố nền tảng cho việc khởi nghiệp thành công. Các bạn trẻ ngày nay với nhiều điều kiện tiếp cận hơn sẽ có thể có sự cọ xát và thực hành nên dễ dàng có thể bắt đầu sớm hơn, song đồng thời đều này đòi hỏi sự chuẩn bị của các bạn cũng phải đủ lớn (tài chính, kỹ thuật, nghiệp vụ kinh doanh bán hàng, quản lý dòng tiền)
Đặc biệt, với những bạn sinh viên khi kinh doanh về các sản phẩm thương mại độc quyền, có tính cạnh tranh, độc đáo cao thì việc đăng kí bản quyền, nhờ vào sự trợ giúp của pháp luật để bảo vệ thương hiệu, sản phẩm của mình, tránh tình trạng bị đạo nhái, ăn cắp bản quyền là điều cần được chú ý. Nhiều vụ việc xảy ra và là dẫn chứng cho sự thiếu kinh nghiệm, non nớt của các bạn trẻ khi khơi nghiệp mà không tìm hiểu kỹ về mặt hàng của mình được quy định về các điều kiện kinh doanh, pháp lý và thủ tục cấp phép kinh doanh. Đợi đến lúc xảy ra sự cố thì việc giải quyết sẽ rất mất thời gian, tiền bạc, công sức và hình ảnh của bản thân về sau. Việc tìm đến các trung tâm trợ giúp về khởi nghiệp, các tổ chức Doanh nghiệp trẻ của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên,v.v là những nơi mà các bạn trẻ cần lưu ý và tìm kiếm sự giúp sức khi mong muốn khởi nghiệp ngay khi còn đi học.
Vậy sinh viên có nên khởi nghiệp khi chưa tốt nghiệp?
“Dẫu biết rằng con đường lập nghiệp đã gian nan, con đường khởi nghiệp càng gian nan hơn, nhưng không phải là không thể, vẫn có nhiều bạn trẻ can đảm khởi nghiệp và họ đã thành công”, chuyên gia Lê Thái Bình khuyến khích các bạn trẻ. Tiến sĩ Bình chia sẻ các bạn sinh viên nên khởi nghiệp một phần để là các bạn có thêm góc nhìn về khía cạnh làm chủ được thị trường, thay vì chỉ làm thuê trang trải như các dạng công việc khác. Điều quan trọng là việc các bạn trẻ cần có thái độ sẵn sàng học hỏi từ những việc nhỏ nhặt nhất, tìm hiểu về các nghiệp vụ kỹ năng máy tính trang bị cho mình, cần đặt “cái tôi” tuổi trẻ xuống mà tập dần sự nhìn nhận chung bao quát để có thể giúp các bạn hiểu sâu và nắm bắt vấn đề nhanh chóng.
Các mô hình kinh doanh, cách thức vận hành kinh doanh và điều phối công việc, quản lý sản phẩm và xây dựng kế hoạch triển khai trong lộ trình thích hợp, các phương án đề phòng để các bạn sinh viên tránh tổn thất cho mình khi dự án không may thất bại hoặc chưa có tiến triển như kỳ vọng.
Tiến sĩ Bình cho rằng với môi trường hiện nay, việc tìm kiếm thông tin và các mô hình kinh doanh về khởi nghiệp không khó, tuy nhiên các bạn sinh viên, các bạn trẻ cần có “cái đầu lạnh” để phân tích, đánh giá và chuẩn bị tốt nhất những gì trong khả năng của mình rồi mới dùng “trái tim nóng” để theo đuổi đam mê của mình.
Leave a Comment