Học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Sau khi áp dụng Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Nội vụ được ban hành năm 2015 về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên các cấp thuộc hệ thống giáo dục công lập đã làm thay đổi một số tiêu chí đánh giá năng lực giáo viên, trong đó, không thể không kể đến tầm quan trọng của viêc học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Vậy chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp là gì? Đối tượng nào cần phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp? Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp có tác dụng gì? Mời các bạn theo dõi những nội dung sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì?
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hay còn gọi là chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được cấp khi giáo viên tham gia kỳ thi thăng hạng chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là căng cứ để xác định cấp hạng của mỗi giáo viên.
Ai sẽ phải học bồi dưỡng và thi lấy chứng chỉ chứng danh nghề nghiệp?
Theo thông tư số 20, 21, 22, 23 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành năm 2015 thì đối tượng áp dụng cho chuẩn chức danh nghề nghiệp là giáo viên ở các bậc mầm non, tiểu học, THCS và THPT.
Đối với giáo viên THCS và THPT sẽ được xếp theo 3 cấp hạng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là I, II, III còn giáo viên Tiểu học và giáo viên mầm non sẽ được xếp chứng chỉ theo 3 cấp hạng là II, III, IV.
2. Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp có tác dụng gì trong việc dạy học của giáo viên?
Nếu như đã đọc đầy đủ nội dung của Thông tư về quy định mã số và chuẩn chức danh nghề nghiệp thì chắc chắn bạn sẽ hiểu rõ những tiêu chuẩn phải có của mỗi hạng cấp chứng chỉ. Theo đó thì mỗi giáo viên muốn thăng hạng chuẩn chức danh nghề nghiệp sẽ phải tham gia vào lớp bồi dưỡng thi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp và đăng ký thi thăng cấp tại các cơ quan tổ chức theo quy định. Vậy thì chứng chỉ chức danh nghề nghiệp có tác dụng gì?
Năng lực chuyên môn
– Khẳng định năng lực chuyên môn: cấp hạng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp sẽ tương ứng với vị trí mà giáo viên đang đảm nhiệm, trường hợp nếu giáo viên chưa có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp và được cơ quan cấp trên yêu cầu thì cần phải đăng ký tham gia các kỳ thi hoặc xét tuyển bổ nhiệm chuẩn chức danh nghề nghiệp để được thăng hạng. Năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên là không giống nhau, do đó kiến thức và năng lực chuyên được sắp xếp vào các đề thi thăng hạng sẽ không giống nhau. Do đó, hạng càng cao thì càng khẳng định được khả năng giảng dạy cũng như trình độ nghiệp vụ của giáo viên. Một điều cần lưu ý là chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp là không bắt buộc.
Chuẩn mực đạo đức
– Khẳng định chuẩn mực đạo đức: để tham gia vào các lớp bồi dưỡng và đăng ký thi thăng hạng chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp bắt buộc mỗi thầy cô giáo phải luôn là những người gương mẫu chấp hành tốt các kỷ luật, nội quy tại địa phương cũng như cơ quan làm việc, phải là những người trung thực trong phong cách làm việc và gương mẫu trong công việc giảng dạy.
Thăng tiến vị trí
– Cơ hội thăng tiến vị trí: tùy thuộc vào nhu cầu bổ nhiệm vị trí ở mỗi cơ quan trường học mà giáo viên sẽ được chỉ định tham gia học bồi dưỡng và thi chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp để được xếp vào vị trí cao hơn theo chỉ định.
Vai trò và uy tín
– Khẳng định vai trò và uy tín: đây là điều mà mỗi giáo viên cần phải có để tạo dựng niềm tin với mọi người, sở hữu một nền tảng kiến thức vững chải và nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn là nhiện vụ mà mỗi giáo viên phải có để đào tạo ra những thế hệ tinh anh cho đất nước sau này. Song, không phải ai cũng có thể nhìn nhận được năng lực giảng dạy của mỗi giáo viên một cách khách quan và chính xác, do đó chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là một trong những tiêu chuẩn cho một giáo viên cao về nghiệp vụ, chuẩn về đạo đức.
3. Học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Cấp trên đang hối thúc bạn đi học chứng chỉ chứng danh nghề nghiệp? Bạn chưa biết phải định hình thế nào để hiểu rõ hơn về chuẩn chức danh nghề nghiệp? Nội dung chúng tôi vừa cung cấp vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thông tin của bạn? Đừng lo, mọi vấn đề sẽ được giải quyết khi bạn liên hệ với Liên hiệp Phát triển Kinh tế và Giáo dục (UEED).
Thành lập theo quyết định số 81/2002/NĐ-CP của Chính phủ, hoạt động đào tạo chuyên môn trong các lĩnh vực đào tạo Kinh tế – Giáo dục và Khoa học – công nghệ cũng như hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế và giáo dục. Sau nhều năm hoạt động và phát triển UEED hiện đã vươn xa hoạt động tên phạm vi cả nước.
Liên hiệp Phát triển Kinh tế và Giáo dục (UEED) tự tin trong công tác bồi dưỡng chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên và đảm bảo sau khi tham gia các lớp bồi dưỡng chứng chỉ, giáo viên sẽ có đủ nền tảng về kiến thức cũng như chuyên sâu về chuyên môn để chuẩn bị cho kỳ thi thăng hạng chứng chỉ chức danh sắp tới.
Leave a Comment