Viết bài tham luận Hội thảo hoa học “Chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố thời gian qua và định hướng trong thời gian tới”
Để đánh giá thực trạng công tác thu hút, đãi ngộ chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt của Thành phố trong thời gian qua, từ đó, đề xuất các định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác thu hút, đãi ngộ nhân tài của Thành phố trong thời gian tới, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố thời gian qua và định hướng trong thời gian tới”.
I. Thông tin, thể lệ gửi bài hội thảo
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng kính mời đồng chí tham dự và viết bài Hội thảo khoa học “Chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố thời gian qua và định hướng trong thời gian tới”, cụ thể như sau:
1. Thời gian và địa điểm tổ chức
- Thời gian tổ chức Hội thảo (dự kiến): trong tháng 9 năm 2022.
- Địa điểm tổ chức Hội thảo: Hội trường A5.8, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh (số 324 Chu Văn An, Phường 12, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh).
2. Chủ đề Hội thảo
Hội thảo khoa học “Chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố thời gian qua và định hướng trong thời gian tới” gồm các chủ đề:
1) Những vấn đề lý luận về thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt.
2) Cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt: nội hàm, vai trò, yêu cầu và những vấn đề đặt ra trong thực hiện cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt giai đoạn hiện nay.
3) Quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt: những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra trong thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4) Chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt ở các quốc gia và hàm ý chính sách đối với Thành phố Hồ Chí Minh.
5) Chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh, điều kiện mới.
6) Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt đáp ứng yêu cầu thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
7) Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh | tại Thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng thành phố Thủ Đức trở thành khu đô thị
tương tác cao.
8) Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt để góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh, điều kiện phát triển mới.
9) Định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
10) Đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt từ thực tiễn Thành phố
Hồ Chí Minh.
11) Cơ chế, chính sách đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh trong thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt.
3. Thể lệ gửi bài Hội thảo
3.1 Bố cục bài viết
Bố cục bài viết bao gồm các thành phần:
- Tên bài viết.
- Tóm tắt bài viết: trình bày khái quát nội dung bài viết, khoảng 150 – 250 từ.
- Từ khóa: 03 đến 05 từ khóa (là những từ, cụm từ thể hiện khái quát chủ đề nội dung bài viết).
- Phần nội dung bài viết dài từ 3.000 đến 5.000 từ; ngôn ngữ: tiếng Việt.
- Danh mục tài liệu tham khảo (trình bày theo hướng dẫn tại Phụ lục định kèm Giấy mời này).
Toàn văn bài viết được trình bày trên khổ giấy A4; canh lề trái: 03 cm; lề trên, dưới, phải: 02 cm; font chữ Times New Roman; cỡ chữ 14; dòng đơn.
3.2 Cách trích dẫn và trình bày danh mục tài liệu tham khảo (theo Phụ lục đính kèm)
- Bài viết gửi Hội thảo có đầy đủ các yếu tố: (1) Tên bài viết (2) Tóm tắt bài viết (3) Từ khóa (4) Nội dung bài viết (5) Danh mục tài liệu tham khảo (6) Thông tin tác giả.
- File bài viết hoàn chỉnh được gửi về địa chỉ Email: [email protected] trước ngày 29 tháng 8 năm 2022. Bài viết được quét trùng lặp, phản biện kín trước khi được biên tập và đăng trong Kỷ yếu Hội thảo.
- Thông tin chi tiết về bài viết Hội thảo xin liên hệ trực tiếp Chuyên viên Nguyễn Thành Lân – Phòng Quản lý khoa học, thông tin, tư liệu, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh (096.6240076).
II. Cách trình bày tài liệu tham khảo và cách trích dẫn trong bài viết hội thảo
1. Cách trình bày tài liệu tham khảo
1.1 Quy định chung
Các tài liệu tham khảo dùng trong bài viết tham luận hội thảo khoa học phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo, Chỉ có tài liệu tham khảo được dùng và trích dẫn trong bài viết mới xuất hiện trong danh mục tài liệu tham khảo.
1.2 Tài liệu tham khảo
a) Cách sắp xếp:
– Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật,…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên ân, không dịch (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết đến, có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu).
– Danh mục tài liệu tham khảo phải sắp xếp theo trình tự sau:
- Các văn bản quản lý nhà nước;
- Sách tiếng Việt;
- Sách tiếng nước ngoài;
- Báo, tạp chí;
- Các trang thông tin điện tử (Website).
– Danh mục tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ từng bước:
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ
- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên những vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của họ tên người Việt Nam không đào tên lên trước họ).
- Nhiều tác giả nhưng có chủ nhiệm, chủ biên thì ghi tên của chủ nhiệm, chủ biên.
- Tài liệu không có tên tác giả được xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm (Ví dụ: Tổng Cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B,…).
– Tài liệu tham khảo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: (1) Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành; (2) Năm xuất bản; (3) Tên tài liệu tham khảo; (4) Nơi xuất bản.
– Cách trình bày tài liệu tham khảo theo APA với những quy tắc cơ bản sau:
+ Bài báo bản in: Tên tác giả. (năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí, tập (số báo), các trang đăng bài.
Ví dụ: Hoàng Chí Bảo. (2017). Tình hữu nghị đặc biệt Việt – Lào, một tài sản văn hóa tinh thần vô giá cần gìn giữ và phát huy. Tạp chí Phát triển nhân lực, 255, 5-13.
+ Bài báo bán điện tử: Tên tác giả. (năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí, tập (số bảo), các trang đăng bài. doi: Số DOI.
Ví dụ: Albino, V., Berardi, U., & Rosa Maria Dangelico, R. M. (2015) Smart Cities: Definitions, Dimensions, Performance, and Intiatives. Journal of Urban Technology, 22(1), 3-21. doi: 10.1080/10630732.2014.942092.
+ Sách bản in: Tên các tác giả. (năm xuất bản). Tên tài liệu tham khảo. Nơi xuất bản: Nhà . xuất bản.
Ví dụ: Think Tank Vinasa. (2010). Việt Nam thời chuyển đổi số, Hà Nội: NXB Thế giới.
LIFUv
+ Sách bản điện tử: Tên tác giả. (năm xuất bản). Tên tài liệu tham khảo. doi: Số DOI.
Ví dụ: Narain, V. (2018). Public policy: a view from the Shouth. doi: 10.10179781108581615.
+ Bài viết trên trang thông tin điện tử có đầy đủ thông tin về tác giả, thời gian xuất bản: Tên tác giả. (năm xuất bản). Tên bài viết, Truy cập tại đường link…
Ví dụ: Mai Tiến Dũng (2020). Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, tận tâm, tận lực phục vụ Nhân dân.
+ Bài viết trên trang thông tin điện tử có thời gian xuất bản, không có tác giả: Tên bài viết. (năm xuất bản). Truy cập tại đường link…
Vi dụ: Phòng chống COVID-19: Liên tiếp những tin vui. (2020).
2. Cách trích dẫn
2.1 Quy định chung
Trích dẫn trong báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cần có chọn lọc. Không trích dẫn liên tục, quá nhiều hay tập trung vào một tài liệu. Trước và sau khi trích dẫn cần có phần viết của tác giả đề tài.
2.2 Cách trích dẫn tên tác giả
– Trích dẫn theo ý tưởng:
+ Khi lấy ý tưởng và diễn đại lại: (Zaban, H., 2012; Nguyễn Đăng Dung, 2017).
+ Khi trích dẫn nguyên văn từ, câu, đoạn viết: (Think Tank Vinasa, 2019, tr. 35).
– Trích dẫn theo số lượng tác giả:
+ Một tác giả: Ngân hàng Thế giới, 2016).
+ Hai tác giả: Nguyễn Văn A & Phạm Văn B, 2018).
+ Ba tác giả: Nguyễn Văn A, Phạm Văn B & Trần Tuấn C, 2019).
+ Bốn tác giả trở lên (Nguyễn Văn A và Cộng sự, 2020).
2.3 Cách trích dẫn nội dung
- Khi trích một đoạn ít hơn 02 câu hoặc 04 dòng, có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Câu trích, đoạn trích để trong ngoặc kép. Nếu cần trích dẫn dài hơn, tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, không phải sử dụng dấu ngoặc kép. Chú thích trích dẫn phải chính xác đến số trang, nội dung trích dẫn phải tuyệt đối Chinh xác.
- Chú thích các trích dẫn không có trong danh mục tài liệu tham khảo được đưa xuống footnote. Giữa phần nội dung trình bày và footnote có kẻ gạch ngang bắt đầu từ bên lề trái tờ trình bày. Thứ tự chú thích footnote đánh thứ tự từ 1 theo từng trang tài liệu. Trường hợp nội dung chú thích có dung lượng lớn, đánh số 1, 2… liên tục cho tất cả các trang từ trước ra sau và đưa chú thích xuống cuối báo cáo tổng kết đề tài.
Liên hiệp Phát triển Kinh tế và Giáo dục UEED rất mong nhận được sự quan tâm, viết bài, gửi bài và tham dự Hội thảo khoa học ““Chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố thời gian qua và định hướng trong thời gian tới” của các đơn vị và các thầy, cô giáo, những người quan tâm đến lĩnh vực phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Leave a Comment