Chương trình chuyên viên mới
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN MỚI
Thuật ngữ chuyên viên trong chương trình chuyên viên mới thường được áp dụng trong các ngành nghề đòi hỏi tính chuyên môn cao, có đào tạo bài bản, có áp dụng nghiên cứu học thuật và thường được áp dụng đối với các cá nhân trong cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước
1. Chương trình chuyên viên mới là yêu cầu đối với quá trình làm việc và đề bạt, bổ nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
Theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019 và Luật viên chức 2019 thì chương trình chuyên viên mới hay lớp học bồi dưỡng đào tạo thi nâng ngạch chuyên viên sẽ dành cho nhóm đối tượng là các cán bộ, công chức, viên chức đang công tác, hoạt động tại các cơ quan nhà nước, chính quyền, sở-ban-ngành, đoàn thể tại khắp 63 tỉnh, thành phố. Thông qua chứng chỉ chuyên viên tùy cấp độ mà việc đánh giá năng lực người được xét sẽ trở nên minh bạch, rõ ràng hơn. Đồng thời với người thi đạt chứng chỉ chuyên viên sẽ được thay đổi về bậc lương, khả năng đề bạt, cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
2. Những yêu cầu của một chuyên viên chuyên nghiệp
Ngạch chuyên viên được hiểu công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp giúp việc cho lãnh đạo các đơn vị (Sở- Ban-Ngành, tổ chức đoàn thể quy mô lớn). Ngạch chuyên viên thường được áp dụng từ cấp Quận/ Huyện trở lên đến Cục – Vụ, sau đó sẽ lên Chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp
Chương trình bồi dưỡng chuyên viên mới sẽ được thiết kế theo hướng tiếp cận từ tổng quát đến cụ thể, được phân định thành 3 phần (kiến thức chung về an ninh chính trị, luật pháp,kinh tế xã hội, văn hóa, kiến thức quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ, kỹ năng, nghiệp vụ).
2.1. Nội dung chương trình
Chương trình thường sẽ có 17 chuyên đề giảng dạy và 03 chuyên đề: viết báo cáo, đi khảo sát thực tế và viết tiểu luận, bao gồm:
– Phần 1: Nền hành chính nhà nước, bao gồm 09 chuyên đề nhằm ôn tập, kiểm tra lại kiến thức quản lý hành chính nhà nước và 02 chuyên đề báo cáo;
– Phần 2: Quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ (theo chiều dọc và chiều ngang), bao gồm 01 chuyên đề nghiên cứu, tổng hợp và đi sâu vào các thiết chế, nghiên cứu chính sách để phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ; 01 chuyên đề báo cáo;
– Phần 3: Những kỹ năng cơ bản, bao gồm 07 chuyên đề phát triển kỹ năng thực thi công vụ trong môi trường hành chính nhà nước như: kỹ năng tổ chức và quản lý công, kỹ năng lập dự toán và kiểm tra, đánh giá chính sách được đề xuất
Người tham gia khóa học sẽ tham gia đầy đủ các tiến trình của chương trình chuyên viên mới bao gồm: Khai giảng, đi khảo sát thực tế, viết tiểu luận cuối khóa và kết thúc là bế giảng.
2.2. Mức lương của người làm chuyên viên
Với mức bậc lương khởi điểm là 2,34 dành cho ngạch chuyên viên (85% bậc lương cho thời kì tập sự) thì có thể thấy mức thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức (tùy một số trường hợp đơn vị sự nghiệp thu chi, tự chủ tài chính riêng) là chưa cao xét theo bình quân mặt bằng chung hiện nay.
Trong khoảng thời gian từ 2-3 năm phấn đấu, người làm trong các cơ quan, tổ chức sẽ được thăng bậc lương tương ứng tới 4,98 (mức cao nhất của ngạch chuyên viên). Sau đó tùy vào năng lực, khả năng nghiệp vụ và sự cống hiến của chuyên viên để đề bạt lên thi nâng ngạch chuyên viên chính.
Mặc dù vậy, nếu khả năng của chuyên viên đáp ứng đủ cho kì thi chuyên viên chính thì vẫn luôn được tạo điều kiện dự thi. Đây là chế độ ưu tiên nhằm tuyển chọn người tài và bổ sung thêm lực lượng, đội ngũ cán bộ có năng lực, có đức, có tài cho nền hành chính nước nhà. Về mặt riêng, nó giúp cho cơ hội thăng tiến, đề bạt sự nghiệp và cải thiện thu nhập của nhiều chuyên viên hơn.
3. Hiện trạng tham gia Chương trình chuyên viên mới
Trong năm 2020, đã có trên 1,500 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, đoàn thể, Hội nghề nghiệp, Đơn vị liên doanh có tổ chức Đảng-Đoàn… đã đăng ký tham gia Lớp bồi dưỡng nâng ngạch chuyên viên để trở thành chuyên viên mới trong hệ thống quản lý nhà nước. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, chất lượng nội dung đề thi (trắc nghiệm kiến thức chung, ngoại ngữ (Tiếng anh, pháp, tiếng dân tộc…), tự luận về pháp luật, chính trị đã được cải thiện, mang tinh thần hội nhập, có sự phản biện và gợi ra nhiều câu hỏi cho ứng viên. Đồng thời, theo đúng quy trình về kiểm tra lí lịch, sức khỏe và thái độ chính trị – tư tưởng cũng được bổ sung triệt để, giúp cho chất lượng của chính thí sinh được nâng cao, tăng cường sự rèn luyện, trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng của cán bộ, công chức, viên chức khi muốn có Chứng chỉ Chuyên viên mới phù hợp với ngành, nghề lĩnh vực mình đang phụ trách.
4. Đăng ký Lớp Bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên ở đâu?
Hiện nay, Liên hiệp Phát triển Kinh tế và Giáo dục tư vấn đã có tổ chức mở lớp bồi dưỡng chương trình chuyên viên mới nhằm hỗ trợ cho các cán bộ, công chức, viên chức có mong muốn thi nâng ngạch trong tương lai. Thông tin chúng tôi được đăng tải ngay tại trang chủ của UEED.
Leave a Comment