Chuẩn chức danh nghề nghiệp
CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Đã bao giờ bạn nghe nói đến cụm từ “Chuẩn chức danh nghề nghiệp” chưa? Vậy thì điều này nghĩa là gì? Đâu là những việc cần lưu ý đối với vấn đề này? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của UEED để hiểu rõ hơn.
Chuẩn chức danh nghề nghiệp là gì?
Nói cho dễ hiểu thì Chuẩn chức danh nghề nghiệp là việc bạn được làm việc và hoạt động trong môi trường tương ứng với lĩnh vực mà bạn theo học hoặc có chuyên môn. Ví dụ như bạn học ngành Sư phạm Văn, khi tốt nghiệp ra trường bạn đi theo con đường Sư phạm là xin về một trường Trung học để làm giáo viên dạy Văn, hoặc bạn học về Sư phạm mần non sau đó về làm giáo viên ở các trường mầm non ở địa phương,… Những ví dụ vừa nêu trên được gọi chung là Chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Những thách thức trong cơ hội chọn việc làm hiện nay?
Tại buổi hội thảo vào ngày 10/01 vừa qua về vấn đề Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp đã nêu lên con số khá ấn tượng khi có đến 60% sinh viên khi ra trường làm việc trái ngành hoặc không có công việc ổn định.
Trong khi đó, một trong những môi trường kén chọn việc làm nhất hiện nay đó chính là lĩnh vực giáo dục. Vì thế để đảm bảo chuẩn chức danh nghề nghiệp lại càng khó khăn hơn.
Một thực tế dễ thấy vừa qua đó chính là trong giai đoạn Covid – 19 hàng loạt trường học phải tạm ngưng hoạt động, không cho học sinh đến trường để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trước đại dịch. Vậy thì toàn bộ giáo viên ở các trường học làm gì, có phải là rơi vào tình trạng tạm thời thất nghiệp hoặc là chuyển sang một hướng hoạt động mới bên cạnh phương án cho học sinh học Online tại nhà. Nghe thì có vẻ nhẹ nhàng, nhưng nếu bạn là một giáo viên, chắc chắn bạn sẽ hiểu được những khó khăn trong giai đoạn vừa qua.
Vì sao cần phải làm việc theo chuẩn chức danh nghề nghiệp?
Tùy thuộc vào tính chất của từng ngành nghề mà sinh viên, học sinh, học viên sẽ được phổ cập những loại hình kiến thức khác nhau. Do đó để phát huy tốt vai trò và thế mạnh của từng lĩnh vực và tối ưu hóa công việc thì chuẩn chức danh nghề nghiệp là một việc làm vô cùng đúng đắn và cần thiết.
Đặc biệt, với tính chất đặc thù của ngành sư phạm là truyền đạt kiến thức là kỹ năng giúp giáo viên phát huy tốt được những thế mạnh về chuyên môn của mình để tự tin truyền đạt, dẫn dắt các thế hệ tương lai thật vững vàng.
Bên cạnh đó, một thực tế ngày nay đó chính là mức lương của công nhân viên chức, đặt biệt là giáo viên và những đối tượng trong ngành giáo dục được tính toán căng cứ dựa vào thứ hạng chuẩn chức danh nghề nghiệp hiện có.
Ngoài ra, đạo đức là một yếu tố quan trọng mà mỗi thầy cô giáo, mỗi người theo nghiệp gõ đầu trẻ cần nghiêm túc thực hiện để có đầy đủ chuẩn mực nhầm dẫn dắt những thế hệ học trò vừa có tài lại có tâm.
Chứng chỉ này còn giúp giáo viên dễ dàng tạo dựng môi trường giảng dạy với đúng chuyên môn của mình và nâng cao uy tín giảng dạy trong hệ thống giáo dục.
Đối tượng áp dụng
Theo Thông tư Liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV xác định đối tượng áp dụng Chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trong các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên biệt công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có cấp Trung học cơ sở.
Theo đó, giáo viên sẽ phải tham gia học các lớp bồi dưỡng chứng chỉ này tại các cơ sở có chức năng tổ chức, bồi dưỡng để thi thăng hạng chứng chỉ. Nhờ vào những lớp bồi dưỡng, có thể giúp giáo viên tự tin hơn cũng như nắm rõ tình hình thực tế trong môi trường giáo dục và những bất cập cần được giải quyết để đưa ra những hướng giải quyết kịp thời cho công cuộc trồng người.
Hiện nay, giáo viên cấp THCS theo quy định sẽ được bổ nhiệm thăng hạng cấp I, II, III và giáo viên tiểu học, mần non là hạng II, III, IV. Có nghĩa là ở cùng một lĩnh vực nghề nghiệp nhưng cá nhân sẽ được thăng lên một hạng cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp hiện tại mình nắm giữ.
Ở ĐÂU BỒI DƯỠNG VÀ TỔ CHỨC THI CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP UY TÍN?
Nếu bạn đang là giáo viên, bạn đã quá bận bịu với lịch dạy của mình cả tuần, cơ quan của bạn lại yêu cầu học bồi dưỡng để thi thăng hạng. Liên hiệp Phát triển Kinh tế và Giáo dục hiểu được những khó khăn chung của các giáo viên và nắm bắt lịch học và dạy của các trường học đã linh động tổ chức các lớp học bồi dưỡng tương ứng.
Với đội ngũ giảng viên đứng lớp bồi dưỡng có trình độ chuyên môn sâu, đảm bảo sau khóa bồi dưỡng học viên sẽ có đầy đủ kiến thức cũng như chuyên môn tương ứng với thứ hạng hiện có của mình.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần liên hệ hỗ trợ để được giải đáp, mời bạn xem thêm chuẩn chức danh nghề nghiệp tại đây.
Leave a Comment